Nhân viên khoẻ mạnh hạnh phúc: Bí mật của một thương hiệu khoẻ mạnh
Đối với sức khỏe của một tổ chức, vấn đề sức khỏe của nhân viên được xem là tối quan trọng. Đây không đơn thuần chỉ là cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe mà đúng hơn, còn liên quan đến việc tạo ra giá trị chung của tập thể. Điều này cũng nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty.
Các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên toàn diện giúp lấp đầy khoảng cách giá trị nội bộ thương hiệu, từ đó làm rõ hơn môi trường bên trong tổ chức cũng như phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng (Kwon, 135-136). Nhân viên hạnh phúc thúc đẩy bộ máy nhân sự hoà hợp với nhau và phát triển bền vững, tăng mức độ hiệu quả trong việc hợp tác giữa các bộ phận nhằm đạt tới các mục tiêu chiến lược thương hiệu. Điều đó còn góp phần nâng cao năng suất hoạt động, kích thích sự đổi mới. Hành vi tích cực sẽ giúp truyền thông và hình ảnh thương hiệu được thể hiện tốt hơn. Và từ đó giá trị thương hiệu được nhìn nhận tốt hơn trong mắt công chúng.
Những nhân viên có thói quen ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu sẽ là nhân tố trực tiếp cải thiện các nhận thức từ bên ngoài về thương hiệu. Có thể nói, những người thuộc nhóm nhân viên này sẽ không gặp phải những ấn tượng tiêu cực với công việc hoặc cảm thấy như công việc đó đang ngăn cản họ theo đuổi sở thích riêng. Thay vào đó, nơi làm việc lại trở thành nguồn cảm hứng góp phần vào tinh thần khoẻ mạnh và sự hài lòng của họ.
Cần đầu tư thời gian và nguồn lực nếu muốn phát triển sự khoẻ mạnh, hạnh phúc của nhân viên
Mặc dù ngày càng có nhiều công nhận hơn về tầm quan trọng của nó, nhưng việc triển khai vẫn chưa được đầu tư đúng mực. Các sáng kiến về sức khỏe tại nơi làm việc thường chưa được xem trọng hoặc ngược lại, là một thứ xa xỉ đã cho thấy, người sử dụng lao động không quá chú tâm đầu tư nguồn lực để thực hiện.
Một cuộc thăm dò gần đây do Willis Towers Watson thực hiện cho thấy chỉ có 26% trong số 322 công ty có số lượng hơn 5,3 triệu công nhân được khảo sát. Các công ty trong số 26% này có áp dụng các chiến lược an sinh với các mục tiêu rõ ràng cho từng sáng kiến (Emerman, 2022). Tuy nhiên trên thực tế, các chiến lược này chỉ nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Trong khi với sự hỗ trợ từ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe thì sức khỏe của nhân viên không chỉ giới hạn ở hạng mục thể chất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe được định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần chỉ là không mắc bệnh tật” (David, 1948). Điều đáng ngạc nhiên là chưa đến một nửa (48%) đơn vị được khảo sát cho rằng sức khỏe tinh thần và cảm xúc chỉ là phần nhỏ trong chiến lược chăm sóc sức khỏe của công ty họ. Trong khi đó, chỉ có 35% trong số những đơn vị tham gia khảo sát có thực hiện các chiến lược về vấn đề sức khỏe tinh thần quy mô toàn thể.
Trong bối cảnh nhân viên yêu cầu nhiều hơn ở môi trường làm việc, các tổ chức tiên phong của châu Á hướng tới tương lai dần dịch chuyển sang chế độ phúc lợi toàn diện. Từ việc cho ra đời mục đích làm việc ý nghĩa đến việc tạo ra môi trường kết hợp, các lộ trình phát triển nghề nghiệp và thiết kế trải nghiệm 360° tại nơi làm việc hợp nhất — những kế hoạch mang tính hành động này góp phần xây dựng Văn hóa Bền vững của doanh nghiệp.
Đại dịch hiện nay chỉ cho thấy nhu cầu cấp thiết hơn trong việc giải quyết các chính sách về sức khỏe và phúc lợi của nhân viên thông qua các chiến lược bền vững. Ở một cuộc khảo sát khác của Virgin Pulse đã kết luận rằng “lực lượng lao động gắn bó lâu dài sẽ thúc đẩy lợi nhuận, năng suất và sự xếp hạng từ khách hàng, đồng thời giảm thiểu tình trạng hao hụt, số lượng nhân viên nghỉ việc và tình trạng vắng mặt” (Boyce, 2014).
Chúng tôi tin rằng việc nuôi dưỡng Văn hóa Bền vững để củng cố sức khoẻ hạnh phúc liên quan đến phát triển các văn hoá hàng ngày; sức mạnh của hàng nghìn tiếng nói và từng hành động nhỏ. Bên cạnh đó phát triển thêm các hệ thống hỗ trợ, câu chuyện và mục tiêu bền vững để đẩy nhanh tiến độ tích cực từ trong ra ngoài.
Trên thực tế, các nhân viên với trải nghiêm được cải thiện có xu hướng ở lại lâu hơn và tỉ lệ thu hút nhân viên phù hợp cũng từ đó được nâng cao.
Chiến lược thương hiệu Nhà tuyển dụng tại SR
Sedgwick Richardson (“SR”) giúp các công ty có tầm nhìn xa có cái nhìn cân bằng hơn trong việc xây dựng niềm tin tương lai. Là một phần của phương pháp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, chúng tôi đã tìm ra các lĩnh vực chính trong phúc lợi của nhân viên nhằm giải quyết các mối quan tâm về sức khỏe.
Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững có tác dụng thúc đẩy giá trị chung cho tất cả các bên liên quan. Ngoài các chương trình chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng khám phá thêm các sức mạnh nội tại bên trong chính thương hiệu, từ đó thêm phần củng cố cải thiện lâu dài.
Dưới đây là ba bước thiết lập Văn hóa Bền vững:
- Xây dựng sự đồng cảm & thấu hiểu: Đặt nền tảng cơ bản bằng cách gắn kết và đồng cảm với đồng nghiệp. Sự đánh giá hiệu quả các sáng kiến và quy trình hiện tại cho phép chúng ta hiểu ngọn ngành hiệu suất cao của nhân viên đến từ đâu.
- Xác định Văn hóa bền vững độc nhất hỗ trợ phúc lợi: Khi xác định mức độ trưởng thành của phúc lợi tại nơi làm việc, chúng tôi tin rằng trạng thái đam mê có thể được thể hiện qua các khoảng cách và cơ hội. Khung Văn hóa Bền vững độc đáo của chúng tôi cung cấp góc nhìn mới về ý nghĩa một nơi làm việc để phát triển.
- Phát triển các chương trình bền vững — con đường hướng tới Xây dựng Niềm tin vào Tương lai: Chúng tôi mang lại kỷ luật cho các nỗ lực phát triển bền vững và phúc lợi của các công ty bằng cách sử dụng các chủ đề ưu tiên với các mục tiêu đã xác định để tạo ra các chương trình dài hạn, và phúc lợi giúp thúc đẩy tạo ra hiệu suất. Bên cạnh đó, liên kết với các chủ đề về kinh nghiệm của nhân viên, văn hóa và kết quả hoạt động kinh doanh để nâng cao phúc lợi tại nơi làm việc.
Ưu tiên sức khỏe của nhân viên là một phần của chiến lược thương hiệu toàn diện
Các thương hiệu đang tìm cách đầu tư vào sức khỏe của nhân viên nên xem xét áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tổng thể. Thương hiệu nhà tuyển dụng được đánh giá là thành công không chỉ giới hạn ở các sáng kiến tập trung vào sức khỏe. Mà thay vào đó, các thương hiệu phải giải quyết văn hóa nội bộ và các chuẩn mực có thể ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội của nhân viên.
Thiết kế trải nghiệm thương hiệu nội bộ thu hút nhân viên một cách tích cực là chìa khóa dẫn đến thành công. Điều này thúc đẩy nhân viên nỗ lực thực hiện các mục tiêu tổ chức. Đồng thời cũng giúp giữ chân nhân tài, cải thiện năng suất và khuyến khích sự sáng tạo. Từ đó cải thiện nhận thức từ bên ngoài về thương hiệu và dịch vụ khách hàng hướng đến tương lai bền vững chung.
Nguồn
Boyce, C. (2014). The Business of Healthy Employees: A Survey of Workplace Health Priorities. Virgin Pulse. Source.
David, T. (1948). Constitution of the World Health Organization. World Health Organization. Source.
Emerman, E. (2022). Employers pinpoint workforce mental health as one of HR’s top priorities for 2022. Willis Towers Watson.
Kwon, Youngbum. (2013). The Influence of Employee-Based Brand Equity on the Health Supportive Environment and Culture—Organizational Citizenship Behavior Relation. University of Michigan.
Raworth, K. (2017). Doughnut Economics: Seven Ways to Think Like a 21st-Century Economist. Random House Business.
(2022). WELL Building Standard version 2. International WELL Building Institute pbc. Source.