Alex Burdulia
Alex Burdulia
Chia sẻ 17 phút đọc
21/02/2023

Sự minh bạch về quyền con người xây dựng niềm tin thương hiệu

Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, “các doanh nghiệp có thể tạo tác động toàn diện đến bộ luật nhân quyền được quốc tế công nhận”. Các tác động này có thể bao gồm bất kể điều gì, từ giải quyết chế độ nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng đến phân biệt đối xử tại môi trường văn phòng. Các chiến lược phát triển bền vững đáng tin cậy của doanh nghiệp cần có khả năng giải quyết triệt để được những vấn đề này, nhưng phải làm thế nào?

‘Hoạt động thẩm định’ được coi là đóng một vai trò quan trọng đối với các thương hiệu. Đây có thể được coi là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Trong quá trình này, các doanh nghiệp chủ động xác định, ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến nhân quyền xuyên suốt chuỗi giá trị của họ. Các thương hiệu hàng đầu như Tony’s Chocolonely, Adidas và Patagonia cũng đã chỉ ra rằng truyền đạt một cách minh bạch thông tin về nhân quyền cũng quan trọng tương xứng với các chiến lược bền vững, không chỉ để tuân thủ mà còn để xây dựng niềm tin thương hiệu.

Các bên liên quan mong muốn các thương hiệu chú tâm tới quyền con người

Trên thực tế, việc doanh nghiệp cần phải hành động trước vấn đề quyền con người đang là xu thế hiện tại và ngày càng tăng cao. Năm 2021 một cuộc khảo sát 27.000 người tiêu dùng trên khắp thế giới cho thấy 88% ưu tiên mua hàng từ các công ty có chiến lược nguồn cung ứng nhân văn. Gần 2/3 thanh niên ở độ tuổi 18-24 tuổi đã tiến đến một bước xa hơn, cho biết rằng họ sẽ không bao giờ mua hàng từ một công ty mang cáo buộc làm việc với các nhà cung cấp thiếu đạo đức. Ở cấp độ nhà đầu tư, Liên minh Nhà đầu tư cho Nhân quyền thúc đẩy mạnh mẽ các chính sách quyền con người tại các doanh nghiệp. Tổ chức này có hơn 200 liên minh quản lý dòng tiền hơn 10 nghìn tỷ đô la Mỹ giữa các thành viên.

Những kỳ vọng này thậm chí đang được phản ánh trong luật pháp. Các doanh nghiệp ở Úc, Vương quốc Anh và California hiện phải công khai các bước vận hành để loại bỏ chế độ nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng của họ. Không đứng ngoài làn sóng hành động ý nghĩa này, Liên minh châu Âu được cho là sẽ sớm yêu cầu hàng nghìn công ty EU và ngoài EU chủ động tiến hành thẩm định về nhân quyền và môi trường.

Tuy nhiên với các doanh nghiệp chưa thể tuân thủ, các thương hiệu vẫn có thể thể hiện mối ưu tiên hàng đầu ở những vấn đề này. Có mục đích sẽ đưa chuỗi hành động của thương hiệu đi đúng hướng khi tính bền vững được lồng ghép một cách tổng thể vào quá trình xây dựng thương hiệu. Từ các quyết định chiến lược đến các thông điệp tiếp thị, các hiệu ứng chuyển đổi có thể vượt ra khỏi phạm vi tìm kiếm lợi nhuận. Vậy thương hiệu đi trước hay mục đích xã hội đi trước?

Sứ mệnh tại thương hiệu Tony’s Chocolonely là tìm nguồn cung ứng và cung cấp sôcôla với 100% không sử dụng nô lệ trên toàn thế giới. Nguồn gốc của sứ mệnh này bắt đầu từ một phát hiện của một nhà báo thám tử rằng hầu như tất cả các sản phẩm sôcôla được sản xuất ở thời điểm đó đều có sử dụng chế độ nô lệ. Sau những nỗ lực không đáng kể nhằm chuyển đổi ngành công nghiệp qua các nỗ lực tuyên truyền báo chí, nhà sáng lập đã cho ra đời một thương hiệu mới hỗ trợ mục đích của ông ấy là chấm dứt tình trạng bóc lột trẻ em và lao động trong chuỗi cung ứng sôcôla của họ. Các thanh sô cô la đầy màu sắc bỗng trở thành sản phẩm thương mại thành công chỉ sau một đêm, tiêu thụ 20 nghìn thanh chỉ trong hai ngày.

Trên các nội dung trang web và video hấp dẫn của Tony’s Chocolonely, cũng như báo cáo hàng năm minh bạch cũng hướng đến tạo dựng niềm tin vào lời hứa thương hiệu “cuồng sôcôla, nhưng quan tâm về con người”, đồng thời giúp dẫn dắt các đối thủ cạnh tranh của họ tuân thủ đúng luật chơi này để tạo ra thay đổi đột phá trong ngành công nghiệp sôcôla.

Một khi mục đích xã hội có hiện diện trong DNA của thương hiệu thì điều này sẽ được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Ngoài ra khi sở hữu chỉ số hoạt động rõ ràng, thương hiệu có thể thu hút thành công người tiêu dùng thông qua sự minh bạch về quyền con người.

Sự minh bạch tạo dựng niềm tin

Hơn bao giờ hết, các bên liên quan cần được thấy bằng chứng chứng minh thương hiệu có đạo đức kinh doanh và bền vững. Theo một cuộc khảo sát năm 2020, khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm có tính bền vững, 84% cho rằng niềm tin đối với thương hiệu rất quan trọng. Hơn một nửa người tham gia khảo sát đồng tình với việc “nghiên cứu thực tiễn” trước khi mua hàng. Có thể nói, truyền thông thương hiệu minh bạch và toàn diện qua các câu chuyện, chính sách, hành động thực tiễn, quan hệ đối tác và báo cáo về nhân quyền sẽ đem lại cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để quyết định xem liệu thương hiệu có đáng tin cậy hay không.

Adidas, một trong những thương hiệu uy tín nhất thế giới theo nhiều cuộc khảo sát, đã thành công trong việc tạo sự khác biệt bằng cách tích hợp sự bền vững vào thương hiệu và chiến lược của doanh nghiệp. Công ty may mặc hợp tác với mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn. Nhân quyền là chủ đề then chốt của Adidas. Các thông tin chi tiết về tác động và chuỗi cung ứng của thương hiệu được truyền thông trong các báo cáo hàng năm và bản thân doanh nghiệp cũng không ngại đề cập tới những thách thức. Kể từ năm 2014, Adidas cho công khai bản tóm tắt các khiếu nại của bên thứ ba về nguy cơ xâm phạm quyền con người tiềm ẩn trong chuỗi giá trị của thương hiệu và cung cấp giải pháp điều tra cũng như cách khắc phục cho từng trường hợp. Hành động cam kết minh bạch này của Adidas đã giúp thương hiệu trở thành thương hiệu hàng hàng đầu trong Bảng điểm về Quyền con người của Doanh nghiệp thuộc Liên minh Xếp hạng Thế giới, vượt xa các đối thủ cạnh tranh như Puma, Nike và Under Armour.

Với các công ty mới bắt đầu chuyến hành trình, quan hệ đối tác với các chuyên gia như Mekong Club, với cam kết giải quyết vấn đề nô lệ hiện đại thông qua phương pháp tiếp cận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng là một cách tốt hướng tới sự minh bạch (tìm hiểu thêm chiến lược thương hiệu, thiết kế và hạng mục kỹ thuật số chúng tôi thực hiện cho Mekong Club tại đây).

Các nhà thiết lập tiêu chuẩn hàng đầu tán thành ý kiến – mọi doanh nghiệp đều phải chú trọng vấn đề nhân quyền

Các nhà thiết lập tiêu chuẩn về tính bền vững cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc báo cáo  về nhân quyền. Một trong những tiêu chuẩn báo cáo bền vững phổ biến nhất trên thế giới gần đây đã cập nhật rằng tổ chức Tiêu chuẩn Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) nhấn mạnh chú trọng tới chủ đề quan trọng này. Bên cạnh đó, các bản cập nhật yêu cầu tất cả các tổ chức sử dụng Tiêu chuẩn GRI phải báo cáo về các chủ đề liên quan đến nhân quyền, bao gồm thẩm định, chính sách quyền con người cũng như sự tham gia của các bên liên quan.

Với hơn 10.000 tổ chức trên toàn cầu sử dụng Tiêu chuẩn GRI để báo cáo, các bản cập nhật sẽ củng cố kỳ vọng của các bên liên quan với nhiều thông tin nhân quyền hơn. Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng có thể đáp ứng những kỳ vọng đó và gầy dựng niềm tin với công chúng bằng cách đưa báo cáo này vào các chiến lược phát triển bền vững ở quy mô rộng lớn hơn. Để biết thêm thông tin về các bản cập nhật cho Tiêu chuẩn GRI, vui lòng xem tóm tắt kỹ thuật của chúng tôi.

Truyền thông kỹ thuật số có thể giúp nâng cao sức ảnh hưởng

Bên cạnh sự thể hiện yếu tố quyền con người trên các trang báo cáo, thương hiệu cũng cần phải thực tiễn hoá và áp dụng chúng vào cuộc sống của các bên liên quan. Đây là một trong những chủ đề mang tính cá nhân nhất trong số tất cả các chủ đề về tính bền vững, ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo những cách khác nhau và cộng hưởng với truyền thông có thể tạo ra tác động lâu dài.

Các kênh kỹ thuật số sẽ có ích trong hỗ trợ thương hiệu truyền đạt thông tin về nhân quyền. Patagonia, một nhà lãnh đạo về sự bền vững từ năm 1973 đã bổ sung thêm văn bản tiết lộ rằng nội dung video website bao gồm nhiều khía cạnh của chiến lược phát triển bền vững, từ tính phổ biến đến quyền con người. Một bộ phim tài liệu mô tả điều kiện làm việc tại một nhà máy được tổ chức Thương mại Công bằng công nhận ở Sri Lanka đã nêu bật những lợi ích thiết thực mà Thương mại Công bằng mang lại cho người lao động. Từ đó tăng thêm giá trị cho lời cam kết của Patagonia với các sản phẩm có Chứng nhận Thương mại Công bằng.

Nội dung tương tác là một lựa chọn khác. Adidas, Patagonia và các công ty may mặc khác tiết lộ thông tin về các nhà cung cấp của họ trong các bản đồ tương tác thông qua Cơ quan Đăng ký Trang phục Mở. Cùng với thông tin chi tiết hơn trong các báo cáo và các kênh khác, nền tảng này vẽ nên bức tranh đầy đủ hơn, hấp dẫn hơn về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như các tác động tiềm ẩn về nhân quyền.

Nhóm phát triển bền vững của Sedgwick Richardson đã tư vấn cho các tổ chức về các chiến lược, trải nghiệm và báo cáo phát triển bền vững để hỗ trợ xây dựng thương hiệu trong hơn 25 năm. Hãy liên hệ với chúng tôi để xây dựng tính bền vững cho thương hiệu của bạn một cách toàn diện nhất, thực tiễn nhất và chuyển đổi tích cực nhất.

Copied address vào bảng nhớ tạm
This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.