Gareth Richardson
Chia sẻ 11 phút đọc
21/02/2023

Liệu mỗi ngày có nên là Ngày Trái Đất?

Sự kiện Ngày Trái đất sắp diễn ra vào ngày 22 tháng 4 năm 2022 là sự kiện gần nhất kể từ khi phong trào được phát động từ năm 1970. Ngày Trái Đất khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ hành động nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng môi trường do con người gây ra. Với sức mạnh kết nối, ảnh hưởng và thúc đẩy hành động của các thương hiệu ngày nay đang đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này.

Thật thú vị khi suy ngẫm về những khái niệm được tạo ra bởi các thông điệp và thuật ngữ được sử dụng trong xây dựng thương hiệu liên quan tới vấn đề này. Ví dụ: Ngày Trái Đất 2022 được gắn thẻ #InvestInOurPlanet. Các thuật ngữ như Giải cứu hành tinh, Biến đổi khí hậu, Khẩn cấp về khí hậu và Khủng hoảng khí hậu, mỗi thuật ngữ thể hiện thách thức theo một cách cụ thể.

Let’s start with ‘the Planet’. The Earth is a large, round(-ish) rock with a diameter of 12,242km. As has Hãy bắt đầu với chữ ‘hành tinh’. Trái đất là một tảng đá hình cầu to lớn, với đường kính 12.242km. Trái đất, hành tinh của chúng ta, đã tồn tại khoảng 4,5 tỷ năm và có thể vẫn sẽ tồn tại rất lâu sau khi nền văn minh nhân loại kết thúc. Nếu không kể đến sự kiện thiên hà đại hồng thủy, thì Trái đất tự thân nó không thể tự phá hủy.

Vậy vấn đề là, chúng ta sống bên trên Trái đất, nhưng chúng ta sống bên trong bầu sinh quyển.

Và sinh quyển dường như không được vững vàng như hành tinh này. Nói một cách khác, tất cả sự sống đều diễn ra trong phạm vi 14km dưới mực nước biển bên trong đại dương, trên những ngọn núi cao nhất bên trên 8km của mực nước biển và 3km bên trong thạch quyển của Trái đất (lớp vỏ bên ngoài của vỏ Trái đất). Dựa trên các thông số này, người ta ước tính rằng bầu sinh quyển chỉ bằng khoảng 0,0007% thể tích của cả ‘hành tinh’ (Mickey và cộng sự, 2017).

Nói cách khác, nó rất mong manh nhỏ bé!

Hệ thống hỗ trợ sự sống này nhỏ hơn rất nhiều so với thuật ngữ ‘hành tinh’ mà chúng ta thường nghe. Nếu sinh quyển chỉ là một quả bong bóng nhỏ bay lơ lửng trong không gian, và tất cả nhân loại chúng ta sống ở bên trong đó, liệu có ai được phép vứt rác vào đó không? Điều đó hẳn là không thể hình dung nổi.

Tuy nhiên, sự thật là chúng ta đã và đang ở đây.

Hơn nữa, khả năng sinh quyển có thể hỗ trợ sự sống của con người là vô cùng mong manh. Nó nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Trái đất không phải lúc nào cũng là một chấm xanh tươi đẹp như ngày nay. Người ta cho rằng Trái đất đã trở thành nơi sinh sống của con người cách đây khoảng 450 triệu năm và tổ tiên của loài người hiện đại xuất hiện cách đây khoảng 200 triệu năm. Nhưng chỉ trong 200.000 năm qua, khí hậu đã đủ ôn hoà và ổn định để con người thực sự phát triển. Đây là lý do tại sao nhiệt độ tăng 2 độ là một vấn đề lớn (Buis, 2019). Biến đổi khí hậu sẽ thay đổi mọi thứ.

Chỉ một ví dụ điển hình: các sông băng đang tan chảy ngày càng nhanh. Điều này thay đổi cách phân bố khối lượng bao quanh hành tinh và làm dịch chuyển trục quay của Trái đất.

 Và sinh ra khái niệm về Khủng hoảng khí hậu khẩn cấp.

Thực sự mà nói, tình trạng khẩn cấp đã xuất hiện cách đây nhiều năm và chúng ta cố tình bỏ qua. Do đó việc chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện tại là sự tất yếu.

Với đà biến đổi như hiện nay, chúng ta sẽ không còn cơ hội chứng kiến một tảng băng trôi giúp bảo toàn nhiệt độ Trái đất trong phạm vi mục tiêu 1,5% như Thỏa thuận Paris:

Năm 2020 là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Năm 2021 cũng chứng kiến ​​sự khắc nghiệt của khí hậu trên khắp thế giới, bao gồm các đợt nắng nóng kỷ lục, lượng mưa xối xả, hạn hán, v.v.

WeMột số chuyên gia tin rằng chúng ta đang đến gần, hoặc chúng ta đã vượt qua những giới hạn làm đẩy nhanh sự thay đổi khí hậu. Ngay cả khi tăng 2 độ, sinh quyển vẫn có thể tiếp tục tự nóng lên khiến Trái đất không còn là môi trường sống lý tưởng nữa. Báo cáo gần đây do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (“IPCC”) công bố đã nhấn mạnh điều này (Portner et al., 2022)

Chúng ta đang sống trong môi trường vượt quá khả năng mà sinh quyển có thể hỗ trợ. Và cũng trong bầu sinh quyển này, nếu để ý chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng cho thấy điều gì đang thực sự xảy ra hằng ngày.

The Planetary Boundaries that describe the limits that we must operate within were first proposed in Được đề xuất vào năm 2009, The Planetary Boundaries – Ranh giới hành tinh, đã mô tả các giới hạn mà chúng ta phải tuân thủ. Theo Ủy ban Châu Âu, trong số 9 ranh giới hành tinh, 4 ranh giới đã bị phá vỡ, xâm phạm tới ‘trần sinh thái’. Cả bốn yếu tố ấy đều liên quan đến sức khỏe của sinh quyển.

Vào năm 2012, Kate Raworth gợi ý rằng các ranh giới xã hội nên được thêm vào để tạo nên một nền tảng xã hội bình đẳng. Trên biểu đồ, khoảng trống hình donut nằm giữa trần sinh thái (ecological ceiling) và nền xã hội (social foundation) chính là “không gian an toàn và bình đẳng cho nhân loại phát triển”.

Thay vì nói “cứu hành tinh”, nghe có vẻ giống như một nhiệm vụ của Hercules, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về việc tái tạo sinh quyển, hãy nhớ rằng nó thật mong manh nhỏ bé và vô cùng quý giá. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tạo ra tác động, tạo ra giá trị chung cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả xã hội và môi trường.

Các thương hiệu có thể đầu tư vào tương lai bằng cách đưa ‘tư ​​duy donut’ vào các chiến lược bền vững của họ và đưa động lực thay đổi tích cực vào văn hóa tập đoàn.

Những thương hiệu làm được điều này sẽ là những thương hiệu thực sự thịnh vượng.

Hãy sống mỗi ngày như thể hôm nay là Ngày Trái đất! Day.

Copied address vào bảng nhớ tạm
This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.