Dominic Mason
Dominic Mason
Chia sẻ 8 phút đọc
20/02/2023

Phát triển bền vững + Xây dựng thương hiệu F&B

Sử dụng bao bì bền vững đang là xu hướng đang phổ biến trong ẩm thực đường phố Việt Nam.

Tản bộ xuống những khu chợ ẩm thực nổi tiếng như Hồ Thị Kỷ hay Hồ Con Rùa, bạn sẽ thấy những món đặc sản được gói trong lá chuối thay vì hộp nhựa như trước. Lá chuối đang dần trở nên phổ biến khắp châu Á. Chúng ta không cần xử lý thêm mà chúng vẫn có thể phân hủy một cách tự nhiên, mà chúng còn tỏa ra một mùi thơm ngon làm tăng hương vị thức ăn.

Sự thay đổi đang dần phổ biến rộng rãi

Đây chỉ là một cách mà ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống thực hiện tính bền vững. Các  giải pháp đóng gói thay thế đang dần được các thương hiệu ngành F&B lựa chọn làm từ giấy, tre hoặc sợi thực vật phổ biến. 

Thay vì tập trung thay đổi bao bì mang đi, nhiều thương hiệu tại Việt Nam lại chọn thực hiện sáng kiến “mang theo vật đựng cá nhân”. Nghĩa là khách hàng tự mang cốc, ống hút thép và thậm chí cả hộp cơm trưa đến nhà hàng và quán cà phê.

Cho dù là sáng tạo mới các vật liệu bền vững hay triển khai các chương trình không rác thải vào hoạt động kinh doanh thì điểm mấu chốt vẫn là: các thương hiệu F&B hiện đang tích cực đáp ứng kỳ vọng người tiêu dùng về các hoạt động thực tiễn và trải nghiệm bền vững.

Cơ hội tăng trưởng tự thân

Mặc dù đại dịch đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nhà hàng, quán cà phê và quán bar ở Việt Nam nhưng vẫn có chứng cứ cho thấy xu hướng dài hạn rõ ràng. Theo nghiên cứu của Food Ingredients Vietnam, người Việt chi tới 48% thu nhập của hộ gia đình cho thực phẩm và đồ uống. Một nghiên cứu tương tự khác cũng đã xác định rằng người tiêu dùng địa phương có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Trong bối cảnh hành vi ăn uống lành mạnh gia tăng, người tiêu dùng cũng mong muốn tìm kiếm thực phẩm đảm bảo nguồn gốc tự nhiên và bền vững. Chính phủ Việt Nam đang nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm và vấn đề vệ sinh trong chuỗi cung ứng. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm và đồ uống được chứng nhận hữu cơ ngày càng tăng. Đây cũng là nhóm sản phẩm người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn. 

Vậy thì đã đến lúc các thương hiệu cần bắt đầu tham gia xu hướng bền vững giữa kết hợp văn hóa ẩm thực địa phương với các dịch vụ thị trường bền vững và trải nghiệm thực sự thú vị.

Xu hướng ngày càng được tiếp nhận và phát triển

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của chúng tôi và khi quan sát thị trường toàn cầu, phát triển bền vững luôn hiện diện chưa bao giờ bị lãng quên. Một nghiên cứu năm 2020 của GlobeScan chỉ ra rằng 75% người tiêu dùng châu Á muốn “mọi hoạt động ảnh hưởng môi trường từ phía họ cần được cắt giảm đáng kể”.

Các thương hiệu đang tìm cách chuyển đổi sang lộ trình mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tương. Việc phát triển chiến lược thương hiệu, tích hợp tư duy bền vững vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh đều có thể là giải pháp đóng góp vào lộ trình mới đó. Một số thương hiệu F&B chọn mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn hoặc sử dụng thức ăn thừa làm phân bón, thể hiện tầm nhìn doanh nghiệp vì một thế giới xanh và sạch hơn.

Mặc dù doanh nghiệp có thể phải dành thêm ngân sách khi thực hiện đổi mới, nhưng ít nhất đây chỉ là bài toán thời gian ban đầu. Việc định vị thương hiệu đi theo hướng bền vững là một khoản đầu tư lâu dài nuôi dưỡng tuổi thọ của thương hiệu. Đồng thời trở thành nguồn cảm hứng thay đổi hành vi khách hàng, bao gồm cả việc giáo dục các bên liên quan nội bộ về những mối đe dọa nếu bỏ qua những thách thức bền vững và thể hiện vào cốt lõi thương hiệu.

Với cách làm đó, phát triển bền vững không còn chỉ là một bữa ăn nhẹ ngon miệng mà còn là nguồn nuôi dưỡng bền vững cho thương hiệu, doanh nghiệp, xã hội và môi trường.

Bài viết này được xuất bản lần đầu trong  Sustainable Vietnam: A Focus on Sustainability, Partnerships, and Impact ngày 21 tháng 9 năm 2022.

Copied address vào bảng nhớ tạm
This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.