Dominic Mason
Dominic Mason
Chia sẻ 9 phút đọc
20/02/2023

Phát triển bền vững + Xây dựng thương hiệu F&B

“Thực hành xanh” (going green) và “du lịch sinh thái” (eco-tourism) là những cụm từ quen thuộc trong ngành khách sạn. Nguồn gốc những cụm từ này đơn giản là hình thức kêu gọi khách hàng tái sử dụng khăn tắm tại phòng. Dấu hiệu cho thấy ‘tính bền vững’ bắt đầu phổ biến hơn một cách đúng hơn, giảm mang tính hình thức hơn trước trong ngành du lịch và được du khách quốc tế, khách hàng và chủ khách sạn khắp thế giới đón nhận.

Du lịch bền vững trong nước có thể sẽ ngày càng phổ biến ở Việt Nam. 70% khách du lịch chia sẻ họ quan ngại về phát triển bền vững, và chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng nhóm khách hàng này khả năng cao sẽ đồng ý đặt phòng khách sạn nếu biết rõ thông tin khách sạn đó thực sự thân thiện với môi trường.

Trên thực tế, không phải địa điểm nào cũng thích hợp phát triển bền vững. Các thương hiệu khách sạn có thể áp dụng nhiều chiến lược khác nhau về địa phương, bất động sản, mô hình hoạt động và cơ sở vật chất.

Trải nghiệm phát triển bền vững

Các hành động  “quảng cáo xanh” không còn sức nặng với khách hàng. Các khách phải thực sự quan tâm đến tính bền vững hơn là chỉ để đánh bóng tên thương hiệu và cân nhắc áp dụng phát triển bền vững vào hoạt động hằng ngày thực tế. Người tiêu dùng sẽ đánh giá cao trải nghiệm thực tế về cách thương hiệu bảo vệ môi trường, đóng góp xã hội phát triển và làm phong phú cộng đồng đảm bảo giá trị chung và sự thịnh vượng.

Thật thú vị là khách sạn tại Việt Nam đang dần sáng tạo và đổi mới hơn bao giờ hết trong cách họ tiếp cận phát triển bền vững.

Nhiều khách sạn đang từng bước chuyển đổi. Nhưng như vậy liệu có đủ? 

Những yếu tố như luồng khí trời tự nhiên, sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời, xử lý nước thải và các chính sách không sử dụng nhựa được ứng dụng vào các công trình biệt thự tại Savanna. Bên cạnh đó các thảm thực vật địa phương cũng được trồng để trang trí cho các khách sạn, từ đó tăng cường đa dạng sinh học địa phương. Đây được đánh giá là một cách tiếp cận nền tảng Instagram đặc biệt thu hút. Nhờ đó truyền đạt thêm các giá trị thương hiệu bền vững thông qua phương tiện truyền thông xã hội—đồng thời tôn lên vẻ hấp dẫn vùng nông thôn Hội An mộc mạc.

Trong khi đó, khách sạn khác lại chọn cách nâng cao tiêu chuẩn ESG. Caravelle là khách sạn đầu tiên tại Việt Nam nhận được Earthcheck công nhận Chứng nhận Vàng vào 2015. Kể từ đó đến nay khách sạn luôn giữ vững vị trí, đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành trong vận hành hàng ngày. Tất cả các phòng khách sạn đều sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng giấy và các trạm nạp nước miễn phí được đặt ở mỗi tầng để giảm số lượng chai nhựa sử dụng. Ngoài ra, nhân viên khách sạn thường xuyên tổ chức các hoạt động dọn dẹp, sự kiện chạy bộ gây quỹ từ thiện và nhảy flashmob nhằm nâng cao nhận thức mọi người về vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc đáp ứng các mối quan tâm bền vững của tất cả các bên liên quan bên trong và ngoài của ngành khách sạn. 

Nỗ lực phát triển Các chính sách tái chế và không rác thải có thể được xem là cách thức mà họ cải thiện phát triển bền vững. Một resort nghỉ dưỡng đã vượt lên trên, thực hiện ủ phân và lọc nước tại chỗ. Khu nghỉ dưỡng Mango Bay Phú Quốc không chỉ dừng lại ở việc thực hiện “các phương pháp thực tiễn tốt nhất” như các dự án trồng cây và phục hồi rạn san hô dài hạn, họ thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát đa dạng sinh học ở Phú Quốc, hợp tác cùng tổ chức Wildlife At Risk.

Khuyến khích lưu trú dài hạn – xây dựng ngành khách sạn bền bỉ

Phát triển bền vững có thể là phương án hiệu quả để các khách sạn duy trì vị thế dẫn đầu và có được sự trung thành lâu dài từ khách hàng. Bằng cách lấy các hoạt động bền vững làm trọng tâm cốt lõi của thương hiệu, người tiêu dùng và nhân viên sẽ tự điều chỉnh phù hợp để phù hợp với mục đích của thương hiệu, từ đó khuyến khích khách hàng quay lại, chi tiêu nhiều hơn để thể hiện sự ủng hộ của họ và nói về bạn trên cách kênh mạng xã hội.

Trong bối cảnh ngành khách sạn chuyển đổi hướng đến hành tinh xanh và xã hội tốt đẹp hơn, người tiêu dùng cũng có xu hướng muốn nắm lấy cơ hội đưa ra và thực hiện sáng kiến của họ để thúc đẩy thay đổi và đưa ra các lựa chọn bền vững.

Đối với chủ sở hữu và nhà điều hành thương hiệu khách sạn, làm sao cho trải nghiệm bền vững trở có ý nghĩa và lâu dài hơn ngoài việc chỉ tái chế khăn tắm cũng là cơ hội để họ chuyển đổi bản thân.

Bài viết này được xuất bản lần đầu trong Sustainable Vietnam: A Focus on Sustainability, Partnerships, and Impact ngày 06 tháng 10 năm 2022.

Copied Address to clipboard
This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.